Những tập tục cần biết khi du khách đến Nhật Bản

Video

Tour khuyến mại
Khách hàng của chúng tôi

Hỗ trợ trực tuyến
  • Hotline
  • 0989 558 738
  • Yahoo 1
  • Yahoo 2
  • Skype 1
  • Skype 2
Lượt truy cập
  • Hôm nay 2365
  • Tổng lượt truy cập 4,743,735

Những tập tục cần biết khi du khách đến Nhật Bản

1. Cúi đầu để bày tỏ sự tôn trọng người khác
Cúi đầu được xem là một dạng nghệ thuật ở Nhật bản và học sinh được học tập hành vi tôn kính này ngay từ lúc chúng bắt đầu vào trường học. Đối với du khách, một động tác cúi đầu đơn giản hơi nghiêng hay cúi đến thắt lưng là cả một vấn đề. Cúi đầu càng thấp khi địa vị hay tuổi tác của người đối diện càng cao. Nếu với bạn bè, chỉ cần nghiêng 30 độ là đủ, nhưng đối với một quan chức công ty thì cần cúi đến 45 độ.

2. Tác phong tại bàn ăn
- Nếu bạn dự một bữa tiệc tối, lấy nước uống rồi thì hãy chờ chủ trì bữa tiệc phát biểu xong, để cùng nâng ly và hô lên một tiếng Kampai (giống như "dzô" thay lời chúc).

- Nếu người tiếp bàn trao cho bạn một tấm khắn ướt nhỏ tại các nhà hàng Nhật Bản thì bạn hãy dùng nó lau tay trước khi ăn, sau đó gấp chúng lại cẩn thận và đặt chúng sang một bên.

- Ngay trước khi ăn, dù là bữa tiệc 7 món hay chỉ ăn một món tại nhà hàng, bạn hãy lễ phép nói câu "itadakimasu" (xin mời) trước khi ăn.

3. Đừng đưa "tiền TIP"
Tại Nhật Bản, không có tập quán đưa "tiền tip" cho người phục vụ, dù là trên xe taxi, trong nhà hàng hay lúc được người khác chăm sóc.  Đừng áy náy vì trong dịch vụ bạn yêu cầu đã bao gồm cả khoản tiền này, không cần phải cho thêm.

4. Hãy khoe tài dùng đũa
Tùy thuộc vào nhà hàng bạn đến ăn tối, có thể bạn phải dùng đũa. Nếu cảm thấy khó khăn khi dùng đũa, bạn nên tập trước khi đến Nhật. Ăn tối với người Nhật, bạn đừng ngạc nhiên khi người Nhật đánh giá rất cao khả năng ăn giống dân bản địa của bạn, trong đó có cả kỹ năng dùng đũa.

5. Trước khi bước qua ngưỡng cửa
Hãy cởi giày dép của bạn trước khi bước vào bất cứ ngôi nhà nào tại Nhật Bản. Vào nhà hàng, khách sạn cũng thế. Thường thì có nơi cho bạn để giày và bên cạnh có đôi dép slipper để bạn xỏ chân vào.

6. Khẩu trang
Khẩu trang được sử dụng rộng rãi ở Nhật Bản, kể cả công nhân viên chức và những người đi đường để ngăn ngừa vi trùng. Người Nhật có thói quen đeo khẩu trang khi bị cảm cúm để giữ vệ sinh và ngăn ngừa lây bệnh sang người khác.

7. Nhập gia tùy tục
Khi một nhóm học sinh Nhật được hỏi hãy xác định các nguy cơ nào chúng phải đối mặt hôm nay, đa số đồng ý nguy cơ số 1 là chủ nghĩa cá nhân. Trong khi xã hội Nhật Bản hình thành dựa vào các nhóm người hay tổ chức thì xã hội phương Tây hình thành quanh những cá nhân. Điều này có nghĩa là người Nhật chấp nhận cuộc sống như một con ông thợ cần cù, trong những khối thép và bê tông? Không hẳn thế, nhưng kẻ nào sống cá nhân quá sẽ bị đánh giá, thậm chí phải được trị liệu tâm lý. Làm cho người khác chú ý bằng cái tôi là sai lầm lớn.

8. Văn hóa nhà tắm
Nhà tắm công cộng vẫn sống và sống tốt tại Nhật Bản bất chấp sự đi xuống tại những nơi khác. Sento (nhà tắm ở khu dân cư) rất dễ dàng tìm thấy từ những khu phố lớn ở Shinjuku đến thị trấn nhỏ trên đảo Shikoku. Onsen (suối nước nóng) rất phổ biến tại những khu nghỉ dưỡng cuối tuần. Khác với phòng tắm phương Tây, bạn chỉ được vào phòng tắm Nhật sau khi đã tắm rửa sạch sẽ, để được trầm mình trong nước nóng từ 10 — 30 phút.

9. Ngôn ngữ mặc định của bạn là tiếng Anh
Người Nhật nào cũng tự động xem bạn là người nói tiếng Anh giỏi cho đến khi nào bạn chứng tỏ mình không biết tiếng Anh. Ngay cả khi đến Nhật Bản thời gian ngắn, bạn cũng sẽ chứng kiến một nhóm học sinh chào người nước ngoài bằng tiếng “Hello! Hello! Hello!” hoặc một ai đó tập đối đáp tiếng Anh với bạn bằng câu nói “Where are you from?”. Dù bạn có thể nói thông thạo tiếng Nhật thì đối với người Nhật, ngôn ngữ mặc định của bạn vẫn là tiếng Anh.

Tin tức khác