Những dụng cụ pha trà cơ bản trong nghệ thuật Trà Đạo

Video

Tour khuyến mại
Khách hàng của chúng tôi

Hỗ trợ trực tuyến
  • Hotline
  • 0989 558 738
  • Yahoo 1
  • Yahoo 2
  • Skype 1
  • Skype 2
Lượt truy cập
  • Hôm nay 21932
  • Tổng lượt truy cập 1,489,217

Những dụng cụ pha trà cơ bản trong nghệ thuật Trà Đạo

1. Kama (nồi đun nước): quai xách rời sẽ tháo ra khi vào buổi trà đạo. Nước từ ấm sẽ được lấy ra bằng Shaku để rót vào bát.

2. Tetsubin (ấm đutitlen nước): thích hợp với kiểu pha trà rót nước trực tiếp từ ấm đun vào bát.

3. Chawan (bát trà): Có thể nói là thứ đặc trưng và giành được sự yêu quý và quan trọng nhất của Trà đạo. Có rất nhiều loại bát khác nhau, nhưng với những trà nhân Nhật Bản xưa kia cũng như ngày nay, bát trà gắn liền với tên tuổi của họ, bên cạnh sự yêu thích về nghệ thuật còn là sự ngưỡng mộ về lịch sử và văn hoá. Bát trà được các trà nhân yêu quý như chính bản thân họ vậy. Bởi vậy việc một bát trà có giá trị bằng một căn nhà đối với người hiểu về bát, cũng không có gì là lạ.
Bát trà được làm bằng gốm. Chất liệu được ưa thích không phải là những chiếc bát tròn vẹn bóng bẩy kiểu Trung quốc, mà là những chiếc bát thô sơ giản dị, và hơn nữa là được làm bằng tay. Chiếc bát trà thậm chí lại không tròn, phù hợp với lý tưởng của trà đạo là “ tìm kiếm sự toàn vẹn trong cái bất toàn”. Ở Nhật bản có rất nhiều dòng gốm nổi tiếng theo từng vùng, nhưng với các trà nhân Nhật Bản thì: “nhất Raku, nhì Hazi, ba là Karatsu”.

– Hagiyaki: lò gốm tại huyện Yamaguchi của Nhật. Bát của Hazi có đặc trưng là màu hồng nhạt, chân đế thường được cắt hình tam giác.

– Karu: do dòng họ Karu tại Kyoto sản xuất, bằng tay và không dùng bàn xoay. Đặc trưng là được phủ men đậm hoặc nâu đỏ, xương gốm mềm và thô.

– Karatsu: sản xuất tại saga và nagasaki trong đảo Kyashu. đặc trưng là xương gốm phủ áo trắng, trang trí hoa văn đơn giản bằng sắc màu nâu.

– Ngoài ra có rất nhiều loại bát khác nhau, mang những đặc trưng riêng đã được đặt tên như: Mishima, Kohiki, Hakeme,Tenmokuyu… Gốm sứ Việt nam cũng rất được các trà nhân ưa chuộng ngay từ thế kỉ 15, là thế kỷ phát triển rực rỡ của Trà đạo. Khi đưa một bát trà cho khách, nếu bát có khắc hoa văn thì hoa văn luôn được hướng về phía khách chính để tỏ lòng hiếu khách. Đây cũng là một trong những nét lễ nghi đặc trưng của Trà đạo: “Hoà-kính- thanh- tịnh”.

 

dung cu pha tra dao Những dụng cụ pha trà cơ bản trong nghệ thuật Trà Đạo

Nghệ thuật pha trà đạo Nhật Bản.


4. Natsume (hộp đựng trà): Làm từ gỗ sơn mài, cũng mang những nét đặc trưng riêng của từng trà nhân giống như bát vậy. Natsume có thể được trang trí hoa văn bên ngoài và trong buổi trà đạo hoa văn này được quay về phía những nơi trang trọng nhất. Trà trước khi cho vào Natsume phải được lọc cẩn thận để không vón cục ảnh hưởng đến hương vị. Trà trong Natsume được trình bày theo hình núi Phú Sỹ, vốn là biểu tượng của Nhật bản.

5. Chasen (dụng cụ pha trà): Được làm bằng tre một cách công phu và cũng là một dụng cụ đặc trưng cho cách pha trà bát, hay trà bột. Chasen mới và các tua tre phải đều, thì bát trà pha ra mới ngon, đều và đẹp mắt.

6. Chasaku (thìa xúc trà): Làm bằng tre, dùng để múc trà ra bát. Giữa cán Chasaku là khấc tre, và người cầm Chasaku không được cầm quá khấc này, để đảm bảo tính vệ sinh của trà. Cũng là một nét đặc trưng trong tính lễ nghi của Trà đạo.

7· Chakin (khăn lau): Làm từ vải trắng, để lau bát trước khi pha trà. Chakin luôn phải sạch và ẩm, nhưng không được ướt, và phải là màu trắng.

8. Shaku (gáo múc nước): Dùng để múc nước nóng từ kama vào bát, hoặc châm thêm nước lạnh từ ngoài vào nồi. Các quy tắc sử dụng Shaku đã tạo ra những nét hấp dẫn rất đặc trưng cho kiểu pha trà này, từ cách cầm dụng cụ, cách di chuyển đến tiếng nước róc rách chảy từ Shaku xuống bát trà.

9. Futaoki: Đi kèm shaku là futaoki, là dụng cụ kê nắp kama khi mở.

10. Kensui: Là dụng cụ để nước bẩn, có thể làm bằng các chất liệu như tre, gốm… nhưng trong phòng trà luôn nằm ở vị trí sau để đảm bảo sạch sẽ.

Để có được một ấm trà ngon, quả là không đơn giản phải không các bạn?

Tin tức khác