Chính trị Nhật Bản

Video

Tour khuyến mại
Khách hàng của chúng tôi

Hỗ trợ trực tuyến
  • Hotline
  • 0989 558 738
  • Yahoo 1
  • Yahoo 2
  • Skype 1
  • Skype 2
Lượt truy cập
  • Hôm nay 37288
  • Tổng lượt truy cập 1,668,027

Chính trị Nhật Bản

Nhật Bản là một trong các nước theo hệ thống quân chủ lập hiến, trong đó Thủ tướng là người nắm quyền cao nhất về các phương diện quản lý quốc gia và chịu sự giám sát của hai viện quốc hội cùng tòa Hiến pháp có thẩm quyền ngăn chặn các quyết định vi hiến của chính phủ. Được xây dựng dựa trên hình mẫu của Vương quốc liên hiệp Anh và Bắc Ireland và một số nước phương Tây khác sau này. Thiên hoàng về danh nghĩa là tối cao nhưng chỉ là tượng trưng, không được tham gia vào chính trị. Chính trị là việc của các nghị viên được bầu ra ở các địa phương, thủ tướng lại do các nghị viên bầu ra. Nhật không áp dụng chế độ tổng thống được trực tiếp bầu ra như Hoa Kỳ, mà chọn chế độ nội các nghị viện kiểu Anh quốc.

Theo "Hệ thống pháp luật Thế Giới "hiện hành, Nhật Bản được xếp vào các nước có nền dân chủ đầy đủ

Tuy vậy do đặc trưng văn hóa và nếp nghĩ của Nhật Bản, nền dân chủ kiểu đầu phiếu và nền tự trị địa phương đã không phát triển thành như phương Tây mà biến thành kiểu tập quyền vào cơ quan ở trung ương. Chính quyền địa phương đã biến thành cơ quan được chính phủ trung ương chia sẻ quyền hạn cho, nhận trợ cấp để đại lý quyền hành chính của nhà nước trung ương. Chính quyền địa phương thực ra chỉ làm cơ quan thầu khoán cho chính phủ. Nhật Bản xưa nay là nước mà Mạc phủ ra lệnh cho các phiên tướng di chuyển từ đất này sang đất khác. Ở trong một nước có truyền thống tập quyền trung ương như thế, mô hình chính trị kiểu phương Tây đã không nảy nở được.

Chủ nghĩa dân chủ kiểu đầu phiếu cũng không được như lý tưởng. Nghị viện (Quốc hội) đã không trưởng thành được về mặt quyền hạn, mà thực chất chỉ là cơ quan môi giới nguyện vọng điều trần tới chính phủ. Ở Mỹ, mỗi khi tổng thống hay quan chức trung ương làm điều bất chính, thì lập tức Nghị viện mở cuộc điều trần để điều tra. Làm chính trị là việc của Phủ lập pháp (Nghị viện), còn hành pháp (Chính phủ trung ương) chỉ thi hành cho đúng chính sách đó thôi. Tuy nhiên, ở Nhật Bản thì tình trạng là ngược lại.

Luật cấm độc quyền đã không hoạt động có hiệu quả. Giải thể nhóm tài phiệt cũng chỉ loại bỏ gia đình tài phiệt ra khỏi nhóm tài phiệt mà thôi. Ủy ban giao dịch công chính mà có chủ tịch là cựu quan liêu Bộ Kho bạc thuyên chuyển xuống, sẽ không hoạt động hiệu quả nữa. Thậm chí, Bộ Thương nghiệp quốc tế và công nghiệp và Bộ Kho bạc đã công nhiên chỉ đạo vi phạm luật cấm độc quyền.